Dịch vụ đưa chuyên gia doanh nghiệp nhập cảnh Việt Nam được triển khai dựa trên chỉ đạo của cơ quan có thẩm quyền. Theo đó, các chuyên gia, khách nhập cảnh vào Việt Nam phải tuân thủ mang khẩu trang đúng cách, xuất trình các giấy tờ hợp lệ theo yêu cầu, thực hiện xét nghiệm Covid-19 và cách ly 14 ngày tại khách sạn… Ngoài ra, trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, các chuyên gia cũng được yêu cầu cài đặt và sử dụng ứng dụng Bluezone.
1. Đối tượng nào được nhập cảnh vào Việt Nam?
Hiện nay, Việt Nam đã bước sang giai đoạn mới trong công cuộc phòng, chống dịch bệnh Covid-19 song song với việc khôi phục, phát triển nền kinh tế. Do vậy, các cơ quan chức năng tại Việt Nam cũng tạo điều kiện để các chuyên gia doanh nghiệp nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam để làm việc.
Chuyên gia nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam phải xuất trình giấy tờ hợp lệ
Ngày 29/10, buổi tập huấn trực tuyến về phần mềm quản lý nhập cảnh để phòng chống dịch Covid-19 được Bộ Y tế tổ chức. Được biết, Bộ Y tế đã hoàn thiện quy trình nhập cảnh và giám sát, cách ly y tế phòng chống Covid-19 đối với người nhập cảnh vào Việt Nam, đi trên các chuyến bay thương mại quốc tế thường lệ. Toàn bộ kinh phí cho các hoạt động bao gồm: đưa đón, cách ly tại khách sạn, xét nghiệm Covid-19 do người nhập cảnh chi trả.
Đối với những người nhập cảnh với mục đích ngoại giao, công vụ, có thời gian lưu trú tại Việt Nam trên 14 ngày sẽ được miễn thu phí xét nghiệm. Ngoại trừ trường hợp yêu cầu cách ly tại khách sạn theo nguyện vọng.
Khoang máy bay luôn được khử trùng kỹ trước và sau chuyến bay
Người được phép nhập cảnh vào Việt Nam là người đi trên các chuyến bay thương mại thường lệ đến Việt Nam từ những quốc gia, khu vực kiểm soát tốt dịch bệnh. Danh sách đó sẽ được cho phép bởi Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống Covid-19.
Các chuyên gia được trang bị đồ bảo hộ y tế và mang khẩu trang đúng cách
Quy trình nhập cảnh và giám sát y tế được chia thành 3 nhóm như sau:
- Nhóm 1: Công dân Việt Nam và người nước ngoài là thân nhân của công dân Việt Nam
- Nhóm 2: Người nước ngoài là nhà đầu tư, nhà quản lý doanh nghiệp, chuyên gia doanh nghiệp, chuyên gia và thân nhân của họ nhập cảnh vào Việt Nam ở, lưu trú từ 14 ngày trở lên; người nhập cảnh là học sinh, sinh viên quốc tế
- Nhóm 3: Người nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam với mục đích công vụ, ngoại giao; những chuyên gia nước ngoài có thời gian làm việc tại Việt Nam dưới 14 ngày
Những đối tượng có nhu cầu nhập cảnh không nằm trong 3 nhóm trên sẽ do Thủ tướng, Phó Thủ tướng và Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 xem xét và cho phép.
Khử trùng ngay khi đến sân bay là bước không thể thiếu
2. Yêu cầu bắt buộc đối với người nhập cảnh vào Việt Nam
Hiện tại, để nhập cảnh vào Việt Nam, ngoài những giấy tờ như thường lệ, người nhập cảnh cần phải thực hiện các bước như sau:
- Nộp đơn xin và được cấp phép nhập cảnh/visa trước khi nhập cảnh
- Nộp giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm PCR âm tính đã được thực hiện tại quốc gia sở tại trong thời gian từ 3 đến 5 ngày trước khi nhập cảnh vào Việt Nam
- Khai báo y tế online trong 12 giờ trước khi khởi hành
- Thực hiện cách ly 14 ngày tại khách sạn sau khi nhập cảnh
- Trong khoảng thời gian cách ly tại Việt Nam, người nhập cảnh được xét nghiệm PCR một số lần (thường là 3 lần)
- Cài đặt ứng dụng Vietnam Health Declaration (dành cho khai báo y tế) và ứng dụng Bluezone (ứng dụng truy vết)
Visa là môt trong những giấy tờ bắt buộc khi nhập cảnh
Đối với người nhập cảnh thuộc nhóm 1 và 2 cần có thêm đăng ký và xác nhận tiếp nhận của khách sạn và dịch vụ đưa đón. Với nhóm 2 cũng được yêu cầu cần có bảo hiểm y tế hoặc cam kết chi trả chi phí trong trường hợp mắc Covid-19.
Về việc lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2, những người thuộc nhóm 1 được lấy mẫu 2 lần. Lần thứ nhất là ngay sau khi nhập cảnh (tại sân bay hoặc khu cách ly tập trung), lần thứ hai là ngày thứ 14 kể từ khi được cách ly. Những người thuộc nhóm 2 được lấy mẫu 1 lần vào ngày thứ nhất khi nhập cảnh, lần thứ hai là vào ngày thứ kể từ khi vào cách ly. Sau đó, người thuộc nhóm 2 tiếp tục được cách ly 7 ngày cho đến khi đủ 14 ngày cách ly y tế kể từ khi nhập cảnh vào Việt Nam.
Mẫu xét nghiệm được lấy tại sân bay ngay sau khi hoàn tất thủ tục nhập cảnh
Đối với người nhập cảnh thuộc nhóm 3, tùy thuộc vào từng đối tượng mà sẽ được lấy mẫu vào ngày đầu và ngày thứ 14, hoặc là vào ngày đầu và sau đó 3 ngày/lần.
Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế), ông Hoàng Minh Đức cho biết, người nhập cảnh vào Việt Nam không phân biệt đối tượng dù cách ly tại cơ sở cách ly tập trung hay tại nhà, khách sạn, cơ sở lưu trú… đểu phải hoàn thành 14 ngày cách ly y tế bắt buộc. Sau đó phải theo dõi giám sát trong 14 ngày. Tổng cộng là 28 ngày.
Có thể thực hiện cách ly tại khách sạn hoặc trung tâm cách ly
3. Cách thức xin giấy phép nhập cảnh
Những tổ chức, doanh nghiệp nơi người nhập cảnh làm việc tại Việt Nam cần thu xếp chuyến bay với các hãng hàng không, liên hệ với cơ sở cách ly, đồng thời phải xin các cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam cấp phép để cho các nhà quản lý doanh nghiệp, lao động tay nghề cao, chuyên gia kỹ thuật nhập cảnh.
Lực lượng chức năng kiểm soát kỹ người nhập cảnh vào Việt Nam tại sân bay
Những người nhập cảnh vào Việt Nam tham khảo Công văn số 2857/CV-BCĐ ngày 23/5 của Ban Chủ đạo Quốc gia về phòng chống dịch Covid-19 (nguyên văn, bản dịch). Đồng thời phải trao đổi với UBNB các tỉnh, thành phố trực tiếp quản lý các địa phương có trụ sở của các doanh nghiệp, cơ quan nơi mà các chuyên gia, nhà quản lý doanh nghiệp và lao động tay nghề cao đến làm việc.
Gần đây đã có nhiều chính quyền địa phương triển khai dịch vụ đưa chuyên gia doanh nghiệp nhập cảnh Việt Nam, chấp thuận cho người thân của chuyên gia thường trú nhập cảnh vào Việt Nam. Người thân của chuyên gia muốn nhập cảnh Việt Nam phải liên hệ tới chính quyền địa phương quản lý trụ sở của doanh nghiệp, tổ chức nơi chuyên gia làm việc hoặc quản lý cơ sở cách ly.
Dịch vụ đưa đón có sẵn để thuận tiện cho các chuyên gia khi nhập cảnh Việt Nam
Nếu cán bộ phụ trách của Chính phủ Việt Nam yêu cầu cần có phê duyệt của Thủ tướng, người nhập cảnh hãy gửi thông tin về trường hợp cụ thể (họ tên, chức danh, địa chỉ liên lạc, nội dun yêu cầu cụ thể của cán bộ phụ trách này…) và trao đổi với Đại sứ quán qua email.
4. Thủ tục trước khi nhập cảnh vào Việt Nam
Thủ tục chuẩn bị trước
- Cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam nơi người nhập cảnh làm việc, xin giấy tờ từ cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam. Thủ tục xin giấy phép sẽ khác nhau đối với từng tỉnh, thành phố nơi có doanh nghiệp, địa chỉ cư trú và cơ sở cách ly y tế. Việc xin phép nhập cảnh từ Cục Quản lý Xuất nhập cảnh Bộ Công an là bắt buộc
- Người có visa hết hiệu lực phải xin cấp lại visa tại Đại sứ quán Việt Nam ở nước sở tại hoặc tổng lãnh sự quán Việt Nam tại các tỉnh của nước sở tại
- Sau khi nhập cảnh, nếu kết quả xét nghiệm dương tính thì người nhập cảnh phải tự chi trả chi phí y tế
- Hạn chế ra ngoài trong vòng 14 ngày trước khi xuất phát
- Nếu có triệu chứng, ốm thì hãy hoãn kế hoạch xuất cảnh
Số lần xét nghiệm thường là 3 lần đối với người nhập cảnh vào Việt Nam
Thực hiện xét nghiệm PCR trước khi nhập cảnh
- Cơ quan cấp giấy chứng nhận: cơ sở y tế của nước sở tại theo danh sách Đại sứ quán đã thông báo đến Chính phủ Việt Nam
- Hình thức xét nghiệm: Real-time PCR
- Phương thức lấy mẫu xét nghiệm: Xét nghiệm bằng dịch hầu họng
- Hình thức giấy chứng nhận: Bằng giấy
- Mẫu giấy chứng nhận: Sử dụng mẫu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền
- Nội dung theo yêu cầu của cơ quan chức năng của Chính phủ Việt Nam
- . Giấy chứng nhận dùng tiếng Anh hoặc tiếng Việt
- . Trong giấy chứng nhận ghi rõ: họ tên người nhập cảnh, ngày tháng năm sinh, giới tính, quốc tịch, số hộ chiếu, địa chỉ tại quốc gia sơ tại, địa chỉ tại Việt Nam, tên cơ sở y tế cấp giấy chứng nhận, ngày lấy mẫu xét nghiệm, ngày xét nghiệm, phương pháp xét nghiệm, kết quả xét nghiệm, ngày dự định nhập cảnh
- . Giấy chứng nhận có con dấu còn hiệu lực của cơ sơ y tế nơi thực hiện xét nghiệm
Đeo khẩu trang là một trong những biện pháp ngừa lây nhiễm dịch bệnh
5. Thủ tục sau khi nhập cảnh vào Việt Nam
- Khử trùng hành lý xách tay
- Kiểm tra khai báo y tế: Xuất trình xác nhận nội dung khai báo y tế cho kết quả âm tính được cấp tại nước sở tại
- Kiểm tra nhập cảnh: Xác nhận trước nội dung xin phép nhập cảnh, cầm theo giấy phép nhập cảnh để xuất trình nếu có yêu cầu
- Nhận hành lý ký gửi
- Hải quan: Người nhập cảnh có gửi hành lý riêng (chủ yếu bằng đường biển) thì xuất trình Tờ khai Hải quan
- Di chuyển đến cơ sở cách ly
Hành lý được khử trùng khi hành khách hạ cánh xuống sân bay Việt Nam
6. Lưu ý đối với người nhập cảnh vào Việt Nam
- Mọi giấy tờ đều phải hợp lệ và được cấp bởi cơ quan chức năng có thẩm quyền
- Sau 14 ngày kể từ ngày nhập cảnh, nếu có nhu cầu tiếp tục ở lại Việt Nam làm việc và kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính thì người nhập cảnh được làm việc bình thường, không cần cách ly
- Người nhập cảnh nếu có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 sẽ nhập viện, cách ly chữa bệnh tại cơ sở y tế do Chính phủ Việt Nam chỉ định cho đến khi khỏi bệnh
- Các cơ sở cách ly sử dụng tiếng Việt. Nếu người nhập cảnh là người nước ngoài thì cần có sự hỗ trợ từ công ty như cung cấp phiên dịch y tế, thanh toán viện phí…
- Tùy vào từng tỉnh, thành mà biện pháp cách ly sẽ không giống nhau. Nhiều nơi yêu cầu xét nghiệm PCR thêm 2 lần nữa sau thời gian cách ly
- Trong thời gian lưu trú tại Việt Nam, người nhập cảnh cần tuân thủ các biện pháp phòng dịch được Bộ Y tế Việt Nam và các cơ quan có thẩm quyền ban hành như mang khẩu trang đúng cách, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn, hạn chế bắt tay…
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng là điều nên làm
Hiện tại, chúng tôi cung cấp dịch vụ đưa chuyên gia doanh nghiệp nhập cảnh Việt Nam để tạo điều kiện cho các chuyên gia nhập cảnh và làm việc tại Việt Nam. Những ai có nhu cầu hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi để hỗ trợ đặt vé máy bay, tư vấn các thủ tục nhập cảnh và những vấn đề khác có liên quan. Đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp của chúng tôi cam kết cung cấp đến quý khách dịch vụ nhanh chóng và chất lượng nhất!