10 loại thịt nhất định không nên ăn trong thời điểm dịch corona

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh (hội bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam) cho biết: tiếp xúc với thú rừng và thói quen ăn thịt thú rừng như chim, lợn rừng, nhím, linh dương… sẽ khiến người dùng mắc phải các loại vi rút lạ bất cứ lúc nào, nhất là trong giai đoạn dịch corona đang vào đỉnh điểm. Bên cạnh thịt động vật hoang dã, bạn cũng cần ghi nhớ 10 loại thịt nhất định không nên ăn trong thời điểm dịch corona để phòng nhiễm vi rút và các bệnh nguy hiểm khác.

  1. Thịt dơi

Theo như các sách y học cổ truyền, thịt dơi có vị ngọt, không độc, khí bình. Thịt dơi có công dụng lợi tiểu, tiêu phù, trị nhọt lở, hen suyễn, sốt rét, trị băng huyết, óc dơi chữa các bệnh ung nhọt trong cơ thể. Tuy nhiên, nếu dùng dơi làm thức ăn cần bắt chúng vào ban ngày và hơn hết là phải biết cách chế biến. Bởi lẽ, dơi có chứa rất nhiều vi khuẩn và vi rút có hại ký sinh lên người chúng. Song song đó, dơi cũng là một trong những loài dễ nhiễm H5N1 do thức ăn của chúng là muỗi và động vật nhỏ bay được khác.

Trên người, nội tạng và máu của dơi mang rất nhiều mầm bệnh

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, dơi được cho là nguyên nhân phát tán vi rút corona hiện nay. Loại vi rút này vô cùng nguy hiểm, lây lan rất nhanh và đã trở thành đại dịch ở mức độ cao trên quy mô toàn cầu. Việc ăn thịt dơi có thể khiến bạn bị lây nhiễm vi rút corona và nhiều bệnh khác khi trên người, nội tạng hay máu của chúng chứa rất nhiều mầm bệnh.

Việc ăn thịt dơi có thể sẽ khiến bạn bị lây nhiễm vi rút corona

  1. Thịt khỉ

Hằng năm có rất nhiều con khỉ bị ‘hóa kiếp’ dưới bàn tay con người bởi lý do ‘nhân văn’ là để chữa bệnh. Khỉ được con người khai thác triệt để từ thịt, mỡ, tiết, óc, mật khỉ, lông khỉ… đều có thể trở thành thần dược. Giáo sư Dương Trọng Hiếu khẳng định, cho đến nay đã hàng ngàn năm chưa có khoa học nào chứng minh công dụng của thịt khỉ.

Khỉ bị giết trong nhà của một trùm buôn lậu khỉ hoang dã ở Diễn Châu, Nghệ An

Giáo sư dẫn chứng, óc khỉ với nhiều người có tác dụng bổ kinh, nhuận gia, cường thận… nhưng thực chất trong đó chứa nhiều cholesterol. Vì thế, ăn phải có thể làm tăng mỡ trong máu dẫn đến tắc thành mạch. Nhiều tài liệu cũng cho thấy việc ăn thịt động vật hoang dã sẽ dễ bị nhiễm phải nhiều loại vi rút, chưa kể ăn thịt khỉ là hành động hủy diệt thiên nhiên đáng bị chỉ trích và xử lý theo pháp luật.

Săn bắt và buôn bán trái phép khỉ hoang dã là hành động đáng bị lên án

  1. Lợn rừng, nhím

Trong khi không có bất kỳ một công trình khoa học nghiêm túc nào chứng minh rằng thịt thú rừng có lợi cho sức khỏe hơn thịt gia súc, gia cầm thì các tài liệu Đông y trôi nổi và ‘lang băm’ lại đề cập vô căn cứ công dụng chữa bệnh của thịt và các bộ phận trên cơ thể thú rừng. Càng ngăn cấm, thú rừng càng đắt giá và nạn săn bắt trái phép còn tồn tại.

Những loài thú hoang dã bị săn bắt trái phép

Thực tế, ăn thịt thú rừng và sử dụng các bộ phận của chúng tốt cho sức khỏe ở đâu không thấy nhưng tác hại của chúng đối với cơ thể người là điều chắc chắn. Theo các tài liệu khoa học, chỉ có những con vật được thuần dưỡng lâu đời ăn vào mới tốt vì chúng sống trong môi trường sống của con người, ăn những thứ quen thuộc với con người. Ngược lại, thú rừng ăn những giống thực vật, động vật mà con người không biết, trong đó có nhiều loại cây lá, hoa củ và côn trùng độc, dị ứng với trạng thái sinh học của cơ thể người nên hiển nhiên thịt thú rừng có hại.

Lợn rừng cũng là một trong những loại thịt nên tránh giữa mùa dịch corona

Về heo rừng và nhím, chúng thường ăn nấm độc. Cơ thể của các loài vật này thích nghi với những chất độc đó. Tuy nhiên, khi con người ăn thịt chúng sẽ sinh chứng thần kinh bất ổn, ăn thường xuyên có thể bị rối loạn hành vi hoặc trở nên hung hãn.

Nhím thường ăn các loại nấm có độc nên thịt chúng có hại với con người

  1. Chim chằng nghịch

Ở khu vực miền Nam, chim chằng nghịch – một loại chim tự nhiên được làm sạch lông, thui vàng ươm được bán phổ biến. Giá bán mỗi kí chằng nghịch (khoảng 4 – 5 con) dưới 100.000 đồng. Nhiều người bán hàng cho biết, họ luôn có số lượng lớn, chỉ cần gọi điện trước.

Chim chằng nghịch ở khu vực miền Tây do bị bắt với số lượng lớn nên cũng không còn thấy nhiều

Những con chim chằng nghịch đã qua sơ chế được phơi dưới nắng chang chang. Bên lề đường với biết bao khói bụi bởi dòng xe cơ giới đông đúc, chưa kể nguồn gốc, xuất xứ không rõ ràng, tiềm ẩn rất lớn nguy cơ các loại bệnh, nhất là bệnh gia cầm. Trong mùa dịch corona, loại thịt này cũng nên tránh xa.

Chim chằng nghịch được sơ chế, bán dọc theo lề đường

  1. Các bộ phận có hại của cá

Cá chứa nhiều axit béo omega 3, protein rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải bất cứ bộ phận nào của cá cũng có giá trị dinh dưỡng. Những bộ phận có hại của cá mà bạn không nên ăn như:

- Ruột cá: đây là phần bẩn nhất, nếu ăn phải rửa thật sạch bằng muối, nấu chín để tránh nguy cơ mắc bệnh ký sinh trùng.

- Mật cá: mật cá chứa nhiều độc tố như tetrodotoxin, tác hại lên hệ thần kinh gây suy hô hấp, mệt mỏi, rối loạn hành vi. Ăn mật có thể bị sốc nhiễm khuẩn, trúng độc, có thể dẫn đến tử vong. Khi làm cá tránh làm vỡ mật, tránh để dịch mật bắn vào mắt.

- Não cá: não cá và mắt cá chứa nhiều chất có lợi cho sự phát triển não ở trẻ nhỏ và hỗ trợ điều trị chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tuy nhiên, không nên ăn não và mắt các loại cá tầng đáy vì nguy cơ nhiễm độc kim loại nặng, trong đó có thủy ngân như: cá kiếm, cá vược, cá kình, cá ngừ…

- Màng đen trong bụng cá: đây là phần tanh nhất của cá do chứa mùi bùn đất nồng nặc. Khi làm cá phải loại bỏ sạch lớp màng này vì chứa một lượng lớn chất béo, lysozyme và một số vi khuẩn độc hại.

Lớp màng đen trong bụng cá chứa nhiều vi khuẩn có hại cho sức khỏe

  1. Đầu gà, mào gà, phao câu gà

Đầu gà đặc biệt là mào gà có độc tính mạnh, gà càng già độc tính càng mạnh. Bởi lẽ, gà hấp thụ nhiều chất độc thuộc nhóm kim loại nặng và những chất độc này thường tích tụ trong đầu gà. Trong khi đó, phao câu gà là nơi tập trung bạch huyết chứa nhiều đại thực bào của gà. Loại đại thực bào này có khả năng nuốt vi khuẩn, vi rút và các chất ngoại sinh khác, bao gồm cả các chất gây ung thư. Nếu thường xuyên ăn các bộ phận này sẽ dễ mắc bệnh.

Không nên ăn phần đầu gà vì chứa nhiều chất độc thuộc nhóm kim loại nặng

  1. Thịt cổ lợn

Hầu như mọi bộ phận của lợn đều có thể tận dụng để chế biến ra nhiều món ngon. Tuy nhiên, nhiều người không ăn thịt cổ lợn vì đó thường là phần để chọc tiết lợn nên thịt có màu đỏ, người ta còn gọi là thịt cổ máu. Thực tế, cổ lợn là nơi tập trung nhiều hạch (hạch bạch huyết bảo vệ cơ thể lợn bằng cách ăn các hạt có hại, vi khuẩn và tế bào chết nên chứa nhiều vi khuẩn, vi rút, mầm bệnh có thể truyền trực tiếp vào cơ thể người), ngoài ra đây cũng là nơi chứa một lượng lớn tuyến giáp, tiết ra hormone thyroxine. Nếu hấp thụ nhiều sẽ gây ảnh hưởng đến nội tiết con người.

Thịt cổ lợn là nơi tập trung nhiều hạch bạch huyết, có hại cho cơ thể

  1. Cổ gà, cổ vịt

Phần cổ gà, cổ vịt có thịt ít nhưng tuyến bạch huyết và mạch máu thì thường tập trung nhiều ở đây. Nhiều người thích ăn phần cổ nhưng cần chú ý là tuyệt đối không nên ăn lớp da. Bởi lẽ các tuyến thải độc như bạch huyết đều tập trung ở lớp mỡ dưới da cổ, ăn da cổ sẽ ăn phải các chất độc. Ngoài ra, khi ăn cũng cần loại bỏ đi khí quản bên trong xương cổ vì khí quản là nơi trao đổi không khí của cơ thể nên sẽ dễ có vi khuẩn.

Phần thịt ở cổ gà, cổ vịt rất ít nhưng tập trung nhiều mạch máu và tuyến bạch huyết

  1. Đầu tôm

Đầu tôm là nơi chứa các bộ phận nội tạng tôm như thức ăn đưa vào, ruột, mang, cơ quan hô hấp. Do đó, đầu tôm tiềm ẩn nhiều vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng. Đây cũng là bộ phận đầu tiên bị phân hủy khi tôm chết. Do đó, không nên ăn đầu tôm nếu chưa được nấu chín kỹ. Ngoài ra, đường chỉ đen trên lưng tôm cũng là bộ phận cần bỏ vì đây là đường tiêu hóa của tôm, chứa đại tràng và dạ dày nên không sạch như nhiều người vẫn nghĩ.

Đầu tôm là bộ phận chứa nội tạng tôm, không nên ăn nếu chưa được nấu chín kỹ

  1.  Gân dê

Theo Đông y, dê là con vật có nhiều bộ phận được sử dụng làm thuốc nhất để chữa bệnh hoặc để làm thuốc bổ dưỡng (lưu ý các bộ phận của dê là vị thuốc chứ không phải bài thuốc). Thịt dê cũng được sử dụng chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn như: chân dê hầm thuốc bắc, dê nướng, dê hầm ngũ vị, dê hấp… Tuy nhiên, tuyệt đối không nên ăn gân dê. Gân dê mọc trên móng, là nơi sản sinh ra vi khuẩn trong móng dê, thường có các nốt hình tròn. Trước khi ăn móng dê cần cạo thật sạch để loại bỏ phần này.

Gân dê là nơi sản sinh ra vi khuẩn trong móng dê

Ngoài việc ghi nhớ 10 loại thịt nhất định không nên ăn trong thời điểm dịch corona, bạn cũng cần trang bị cho mình những kiến thức để phòng chống lây nhiễm vi rút. Hãy chỉ ăn các loại thực phẩm có nguồn gốc rõ ràng, được nấu chín kỹ và có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi hợp lý. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh tiếp xúc gần với các loài động vật dù còn sống hay đã chết, nhất là những loài động vật hoang dã. Những vấn đề khác như không khạc nhổ nơi công cộng, mang khẩu trang khi bắt buộc phải ra ngoài, thường xuyên sát khuẩn tay… cũng cần tuân thủ./.