Nhiều hãng bay đồng loạt thay đổi thông tin về Đài Loan

Vừa qua, ngày 25/7/2018 là hạn cuối mà Cơ quan Hàng không Dân dụng Trung Quốc (CAAC) đặt ra để yêu cầu 44 hãng hàng không trên thế giới cần phải thay đổi thông tin về Đài Loan, không coi đây là một quốc gia độc lập. Trong đó có Cathay Pacific Airways (Hong Kong) và  American Airlines (Mỹ) chính là hai hãng lớn trong nhiều hãng hàng không khác của Mỹ và đặc khu Hong Kong đồng loạt thay đổi thông tin về Đài Loan trên trang web vào phút chót. Trong đó,  những hãng bay của Hong Kong đã thêm “Trung Quốc” vào sau địa danh Đài Loan, còn các hãng hàng không Mỹ xóa tên Đài Loan và thay bằng tên sân bay của hòn đảo này trên trang đặt vé. Theo đó hãng bay American Airlines đã thay đổi tên Đài Bắc, sân bay Đào Viên Đài Bắc (TPE), Đài Loan trên công cụ tìm kiếm hành trình thành “Sân bay Đào Viên Đài Bắc (TPE).

Cathay Pacific Airways là một trong những hãng bay thay đổi thông tin về Đài Loan trên trang web vào phút chót

Ngoài ra còn có các hãng hàng không lớn khác của Mỹ bao gồm Delta Air Lines, United Airlines và Hawaiian Airlines cũng đã sử đổi lại thông tin trên trang web. Tuy nhiên, Delta và United vẫn nhắc đến cụm “Đài Loan” mà không đưa thêm Trung Quốc ở đằng sau trong mục lựa chọn về đất nước, khu vực và ngôn ngữ trên trang web. Trước đó, cũng có rất nhiều hãng quốc tế khác là  Air Canada, Lufthansa (Đức), British Airways (Anh), Qantas (Australia), Air France (Đức) và KLM (Hà Lan) cũng đã thay đổi trang web từ rất lâu. Trong đó, hãng bay của đất nước Nhật Bản là Japan Airlines lại “lách” yêu cầu của Trung Quốc bằng cách thay đổi mục chọn (khu vực và ngôn ngữ) thành (thành phố và ngôn ngữ) trên trang web của mình.

Sở dĩ các hãng hàng không Mỹ chần chừ đến phút cuối là bởi họ vẫn hy vọng Chính phủ Mỹ, Trung Quốc sẽ đàm phán và đưa ra giải pháp trước thời hạn cuối. Khi hạn chót đến gần, giữa bối cảnh thành phố Washington - Bắc Kinh đang gia tăng căng thẳng về thương mại và nhiều lĩnh vực khác. Vì thế các hãng bay Mỹ có lẽ không thể lần lữa hơn vì họ có thể hứng các lệnh trừng phạt từ phía Trung Quốc, thị trường hàng không có thể vượt Mỹ trong vài năm nữa, nên đã chọn giải pháp an toàn nhất. Được biết, giữa bối cảnh Bắc Kinh đang trên đà vượt mặt Washington về quy mô hàng không và chắc chắn sẽ không có hãng nào của Mỹ muốn bị loại khỏi thị trường béo bở đó. Vì vậy giới chức Bắc Kinh càng có cớ để siết trừng phạt. Trung Quốc cũng từng đã đe dọa sẽ trừng phạt mạnh tay nếu các hãng hàng không nhận được yêu cầu mà không thực hiện đúng nhưng đến nay chưa nêu cụ thể các biện pháp. Theo một số nhà phân tích, thành phố Bắc Kinh có thể sẽ giảm số các chuyến bay của Mỹ đến Trung Quốc, hạn chế không phận. Đồng thời sẽ sử dụng kiểm soát không lưu làm trì trệ các chuyến bay Mỹ, hạn chế các mối quan hệ hợp tác hiện tại giữa các hãng hàng không Mỹ và Trung Quốc.

Air Canada là một tron những hãng hàng không đầu tiên thay đổi thông tin trên trang web về Đài Loan

Hiện tại, United Airlines có trụ sở tại Chicago dự định sẽ thực hiện 6.860 chuyến bay/năm - hãng bay có lịch trình phục vụ khách dày nhất, chỉ sau hãng bay Trung Quốc là Air China. Hãng American Airlines dự định cũng sẽ cung cấp đến  4.300 chuyến và Delta Air Lines cũng sẽ dự kiến khai thác 3.750 chuyến trong năm 2018. Ngoài các chuyến bay đã được lên lịch sẵn, các hãng hàng không lớn Mỹ cũng có quan hệ hợp tác với các hãng hàng không Trung Quốc như American Airlines mua đến 2,76% cổ phần trị giá 200 triệu USD của hãng China Southern, đặt nền móng vững chắc trên thị trường hàng không đang bùng nổ của đại lục.